Bạn đã biết khi để tảo tràn lan trong bể cá sẽ gây nên những hậu quả như thế nào chưa? Cùng với đó bạn có biết làm thế nào để làm sạch chúng không? Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên, cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu ngay nhé.
1. Nguy hiểm khi hồ có quá nhiều tảo
2. Biện pháp diệt rêu, tảo trong hồ cá
Khi rêu và tảo có quá nhiều mà không có sự can thiệp của con người thì đàn cá koi sẽ là những sinh vật phải chịu ảnh hưởng đầu tiên. Vậy chúng ta sẽ làm sạch nước bằng những biện pháp gì?
2.1. Làm vệ sinh nước
Việc thay nước đinh kì là việc làm không thể thiếu, khi thay nước bạn nhớ sử dụng các thiết bị đo làm sạch để có thể kiểm tra một cách chính xác chất lượng nước. Thay nước đinh kì không những giúp cho quá trình diệt tảo mà còn giúp cho nước không bị đục sản sinh ra mùi hôi tanh khó chịu, giúp cho cá có môi trường nước sạch.
2.2. Sử dụng các chế phẩm sinh học
Các chế phẩm sinh học đã không còn xa lạ đối với những người nuối cá. Các chế phẩm hiện nay được bày bán trên thị trường như EcoClean AQUA được sản xuất từ Mỹ hay Bion Aqua – MV,…Những chế phẩm sinh học này sẽ làm cho các loại tảo mất đi nguồn thức ăn và chết đi, khi chúng chết đi sẽ thành thức ăn cho cá koi trong bể.
2.3. Sử dụng đèn UV để diệt tảo
Đèn UV là biện pháp được sử dụng nhiều nhất, nhất là những bể cá koi nhỏ. Biện pháp này không những vừa an toàn cho hồ cá lại có khả năng sử dụng cho những hồ cá có diện tích rộng. Những hồ cá koi lớn thường phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, đây là một điều kiện tốt cho tảo sinh trưởng vậy nên bạn hãy sử dụng đèn UV để diệt tảo trước khi đưa nước vào bể.
Cùng với đó đèn UV có tác dụng như một vật trang trí với ánh sáng tạo cảnh quan có nhiều màu sắc cho hồ cá. Tuy nhiên, đèn UV cũng chỉ có tác dụng diệt tảo, còn bạn vẫn phải diệt rêu bằng cách thủ công là vệ sinh hồ cá.
3. Một quy trình diệt tảo được diễn ra như thế nào?
3.1. Sát trùng công cụ
Bước đầu tiên trong quá trình này đó là sát trùng diệt khuẩn những dụng cụ bạn sẽ sử dụng trong quá trình rửa hồ cá koi. Bạn hãy sát trùng sạch các thau, chậu, chổi quét, cọ và xô,…sẽ dùng trong quá trình này. Những dụng cụ này là những vật sẽ tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước trong hồ, khi chúng được làm sạch thì mới không mang thêm các loại vi khuẩn có hại vào nước
3.2. Hút nước bị nhiễm tảo
Nguồn nước trong bể khi đó cá đang quen với chúng, bạn không nên hút một lần ra toàn bộ nước trong bể. Khi rút toàn bộ ra một lúc cá koi sẽ bị sốc với thời tiết mà khiến chúng có nguy cơ bị chết. Bạn hãy rút từ từ ra một và rút khoảng 30% lượng nước trong hồ để đảm bảo sự sống cho cá koi.
3.3 Làm sạch rêu, tảo có trong nước
Sau khi hoàn thành 2 công việc trên mới đến giai đoạn làm sạch rêu, tảo khỏi nước. Bạn có thể tham khảo 3 phương pháp kể trên để lọc rêu, tảo ra khỏi hồ cá được hiệu quả.
3.4. Thêm nguồn nước có dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng thì mọi sinh vật đều phải có thì mới có thể duy trì sự sống. Sau khi đã diệt được rêu, tảo theo mong muốn, bạn hãy bổ sung nguồn nước mới vào hồ có đủ định lượng cần thiết. Khi thêm nước vào hồ bạn hãy đảm bảo nguồn nước đã sạch, hợp vệ sinh để đảm bảo môi trường tốt nhất cho cá.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: !0 loại cây thủy sinh được trồng nhiều nhất
Khách hàng có nhu cầu thiết kế cảnh quan sân vườn vui lòng liên hệ: 0918 838 289
Mon Landscape – Mang lại màu xanh cuộc sống!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thiết kế lối đi cho sân vườn
Thiết kế sân vườn khu Green Villas khu đô thị Vinhomes Smart City
Tìm hiểu và biện pháp thi công vườn Nhiệt Đới
Giải pháp thi công tường cây xanh
Thiết kế sân vườn phong cách vườn Nhật Bản
Một số lưu ý khi thi công vườn Nhật