Tìm hiểu về vườn Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một quốc gia có công nghệ tiên tiến, kinh tế phát triển, tuy nhiên trong các thiết kế kiến trúc của mình xứ sở hoa anh đào lại mang đậm nét truyền thống Á Đông.

Cụ thể với thiết kế sân vườn mang hai màu sắc văn hóa, văn hóa truyền thống Nhật Bản và truyền thống chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Vườn Nhật có đặc trưng nổi bật nhất là các tiểu cảnh được sắp xếp có chủ đích giống như thiên nhiên thu nhỏ bao gồm cả cảnh núi non, suối nước, thực vật, cầu và vọng lâu.

Tìm hiểu về vườn Nhật Bản
Tìm hiểu về vườn Nhật Bản

Sau nhiều năm chắt lọc tinh túy phong cách ngoài nước và phát triển nét cũ truyền thống trong nước, thiết kế sân vườn Nhật Bản hiện nay là một trong những thiết kế tối giản tinh tế hàng đầu mà các nước Á Đông hướng đến.  Đất, đá, sỏi, cát, hồ nước, đá, non bộ, cây và cây bụi là những yếu tố thường thấy ở các khu vườn Nhật. Đất đa phần được đắp thành những gò nhỏ sắp xếp ngăn nắp theo hàng lối thiết kế. Đá không tạo đỉnh được kê có chủ đích . Sỏi, cát trắng xám được dải trên các con đường nhỏ đi trong vườn. Cây trong sân vườn Nhật Bản thường cắt tỉa gọn gàng hoặc tạo dáng nghệ thuật và tạo lùm. Nước thường là từ các hồ hay con suối ngỏ đôi khi là dòng thác nhỏ nhân tạo.

Tìm hiểu về vườn Nhật Bản
Tìm hiểu về vườn Nhật Bản

– Chúng ta thấy nhiều cách thiết kế sân vườn Nhật khác nhau, trong đó thường bắt gặp bốn kiểu chính sau đây:

  1. Vườn Shizenfu Keishiki ( Thiên nhiên ).

Mang nhiều màu sắc phong cách Trung Quốc với nhiều cây lớn thay vì các lùm cây nhỏ hay thảm thực vật, rêu phong. Các loài cây họ thông, cây phong, lá kim, tùng la hán là các cây lớn thường được trồng nhiều trên cạn ở vườn shizenfu keishiki, còn trong hồ nước thường là sen, thủy trúc, trầu bà,…màu sắc đặc trưng nhất là xanh lá.  Ao hồ hầu hết dùng để nuôi cá koi nhiều màu sắc đỏ, vàng, trắng tạo sự chuyển động cho cảnh vật thiên nhiên.

Vườn Shizenfu Keishiki
Vườn Shizenfu Keishiki

“Đây là kiểu vườn làm cho con người cảm nhận được sự gần gũi với thiên nhiên nhất, nó dường như một khu rừng nhiệt thu nhỏ có màu sắc lá cây thay đổi tạo nên đặc trung thay đổi diện mạo cho từng mùa. Không chỉ tạo không gian xanh mà còn cung cấp oxi cho con người, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cân bằng sinh thái”

Đối với shizenfu keishiki sẽ cần nhiều diện tích hơn so với các kiểu vườn khác bởi đặc trưng nhiều cây lớn, ao hồ nuôi cá, các vật lớn như cầu được thiết kế thêm.

2. Vườn Karesansui ( Khô ).

Loại sân vườn Karesansui đã xuất hiện từ thời Muromachi (1392-1568) và vẫn tồn tại đến ngày nay. Đây là cách thiết kế sân vườn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ Phật giáo Nhật Bản, bởi vậy ta thường bắt gặp kiểu vườn này chủ yếu ở các đền, chùa. Đặc trưng của nó là sỏi và đá, cây cối không xuất hiện nhiều ở kiểu vườn này tạo vẻ thoáng đãng. Mặc dù không có sự xuất hiện của nước, cây cối nhưng bằng cát và sỏi mà người Nhật vẫn thể hiện được các tiểu cảnh ấy vô cùng sinh động. Từ những nét cào dập dờn như hàng lớp lớp sóng nước bao quanh những tầng đá được rêu bao phủ tạo nên một hòn đảo nhỏ dẫu chẳng có hồ nước.

Vườn Karesansui
Vườn Karesansui

Karesansui quan trọng nhất là cách đặt đá và cào cát, những phiến đá với kích thước to nhỏ khác nhau, có chỗ vài phiến đá chụm lại với nhau hỗ trợ nhau khoe ra được những đường nét rắn rỏi, trạm trổ điêu luyện, ấy vậy mà lại mộc mạc bởi màu sắc xám trắng mang chút ảm đạm. Cùng với đó lại có những phiến đá có thể nhỏ cũng có thể to đứng một mình bao quanh là cát và rêu phong.

Vườn Karesansui
Vườn Karesansui

Có thể nói đây là một trong những thiết kế lạ mắt, độc đáo và có nhiều sự tỉ mỉ của người thiết kế ra nó bởi đá, cát, sỏi phải sắp xếp làm sao trông huyền bí, tĩnh lặng, bình yên giống như nơi đặt nó – các ngôi đền chùa. Vườn Karesansui góp phần mình giúp con người ta cảm nhận được nguồn năng lượng tự nhiên, buông lỏng bản thân, gạt bỏ tạm thời những áp lực cuộc sống.

3. Vườn Chaniwa ( Trà đình ).

khu vườn được thiết kế riêng cho các tín đồ Trà Đạo. Tại sao lại nói như vậy? Sở dĩ  Chaniwa là một khu vườn để tổ chức nghi lễ truyền thống Chanoyu (Thưởng trà) và trong đó có một phòng cất trà gọi là Trà Thất.

Vườn Chaniwa
Vườn Chaniwa

Cấu trúc một khu vườn Chaniwa gồm trà thất chính làm trung tâm, con đường lát gạch, trên đường đi được tô điểm bằng những cây xanh mướt hay những bụi hoa rực rỡ săc màu. Chaniwa có thêm những đặc trưng khác như bể nước, đèn đá, ghế dài- nơi nghỉ chân, hàng rào truyền thống được làm bằng tre, nứa. Tuy nhiên không phải khu vườn nào cũng có đủ những thứ trên. Có khi chỉ cần trà thất, con đường đá và bể nước là đủ.

Vườn Chaniwa
Vườn Chaniwa

Ở Chaniwa ngay cả những bậc đá đơn thuần cũng có tên gọi riêng: Yaku ishi là hòn đá lớn nhô lên, fumi ishi là hòn đá cuối cùng để khách bước lên vào Trà thất và cuối cùng fumiwake ishi – cao hơn và to hơn những hòn đá khác.

Trước khi bước vào Trà Thất, rửa tay chân bằng nước ở bể nước đá tsukubai là điều bắt buộc mỗi người phải làm. Điều này thể hiện sự kính trọng đối với lễ nghi truyền thống Nhật Bản.

“Trà đạo chứa đựng vẻ đẹp thanh cao của Phật, lại ẩn chứa những nét đẹp về những triết lý sống. Vì vậy Chaniwa không đơn giản là nơi thưởng thức trà mà còn là nơi tu tâm dưỡng tính cho người dùng. Mang đến cảm giác thoải mái, quên đi những muộn phiền trong cuộc sống cho con người”.

4. Vườn Tsukiyama ( Trúc sơn )

là kiểu vườn có diện tích lớn nhất biểu trưng cho đồi núi trong tự nhiên bởi vậy nó còn được gọi với cái tên Vườn đồi.

Tsukiyama trở nên nổi tiếng kể từ thời Edo, với tên gọi cũ là Kasan – 1 khu vườn với những ngọn đồi nhân tạo, được thiết kế trái ngược hẳn với Hiraniwa – Vườn phẳng – những khu vườn bình thường như những khu vườn phổ biến trong mọi ngôi nhà.”    

Vườn Tsukiyama
Vườn Tsukiyama

Các mô đất được đắp lên với độ cao thấp khác nhau tạo nên đường nét trập trùng như những ngọn đồi nằm san sát nhau. Có một cây lớn được trồng ở trung tâm gọi là Shuboku (cây chủ) đa phần là cây thông, cây sồi ngoài ra còn có thể thay bằng những cây khác, khi vườn Tsukiyama đặt ở đền, chùa, những nơi tâm linh sẽ chỉ dùng thông hoặc sồi là shuboku.

Dưới chân mỗi cây cầu thường có nhiều hòn đá xếp dựa vào nhau, đây không chỉ đơn thuần là trang trí mà nó mang ý nghĩa là sức mạnh, khí thế, sự tương trợ lẫn nhau, những hòn đá này có tên gọi riêng là Hashibasami no ishi. Từ xa xưa, người Nhật và  các nước phương Đông đã quan niệm, chim hạc và rùa là hai linh vật tượng trưng cho sự trường thọ , rùa và hạc cũng được đặt ở các khu vườn Tsukiyama và được đặt ở hai chỗ khác nhau. Với biểu tượng này, người Nhật hy vọng rằng khu vườn của mình không chỉ mang lại màu xanh cho cuộc sống mà yếu tố phong thủy còn giúp gia chủ mạnh khỏe, hạnh phúc.

Vườn Tsukiyama
Vườn Tsukiyama

Nếu Karesansui mang lại cảm giác thanh tịnh, thoáng đãng, chaniwa tĩnh lặng, suy tư, tôn nghiêm thì Tsukiyama lại mang một cảm giác thân thuộc hơn với lối thiết kế đơn giản, cũng là một thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người.

Bên cạnh đó các khu vườn nhà còn mang ý nghĩa nhắc nhở con người bảo vệ thiên nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường mới có thể phát triển bền vững.

5. Sân vườn phong cách vườn Nhật hiện đại ngày nay.

  • Sự tinh tế trong thiết kế vườn Nhật.

Ngày nay vườn Nhật đã được mang tính thiết kế nhiều hơn, không phải do các nghệ nhân làm vườn thi công theo cách mô típ cổ sưa. Vườn Nhật ngày nay đã được cải tiến rất nhiều, có những bản thiết kế là sự kết hợp dung hòa tổng thể của các kiểu vườn Nhật cổ. Các đường nét thiết kế mang tính chi tiết tinh xảo hơn, bố chí các hạng mục một cách hợp lý từ hồ Koi, trà Thất hay núi non nhân tạo. Vườn Nhật hiện đại mang đến cho những căn biệt thự vơi diện tích nhỏ sân vườn vẫn có thể làm được.

Vườn Nhật hiện đại
Vườn Nhật hiện đại

Vườn Nhật hiện đại đang hướng tới sự chỉnh chu hoàn thiện hơn và hướng tới sự hiện đại phù hợp với thời điểm xã hội. Các chi tiết thiết kế cũng được tính toán và sử dụng các loại vật liệu sao cho phù hợp hơn với xã hội. Tuy thay đổi nhiều những vườn Nhật vẫn giữ được vẻ đẹp mộc mạc vốn có của nó.

Vườn Nhật hiện đại
Vườn Nhật hiện đại
  • Vật liệu sử dụng trong vườn Nhật hiện đại.

Vật liệu sử dụng trong vườn Nhật hiện đại cũng có nhiều sự thay đổi để phù hợp với xã hội hiện đại. Đá từ đá được cắt xẻ tự nhiên thì giờ đây Đá cũng được bo viền góc cạnh, mặt được khò hoặc băm để chống trơn trượt. Sỏi cũng được chọn lọc một các kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt vật liệu gỗ thô mộc ngày xưa thì giờ đây thay thế nhiều bằng gỗ nhựa để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho vật liệu.

Vườn Nhật hiện đại
Vườn Nhật hiện đại
  • Cây xanh sử dụng trong vườn Nhật hiện đại.

Đối với các loại vườn Nhật cổ ngày xưa cây xanh được sử dụng chủ yếu là các loại cây dáng cây thế, thể hiện cho sự trường tồn vĩnh cửu, thì giờ đây cây xanh được sử dụng với nhiều chủng loại hơn. Đa dạng về màu sắc cũng như sự cao thấp to nhỏ. Chính vì vậy vườn Nhật hiện đại mang đến cho con người nhiều sự chọn lựa hơn.

Vườn Nhật hiện đại
Vườn Nhật hiện đại

Chính những thay đổi trong vườn Nhật hiện đại đã mang vườn Nhật vượt ra khỏi danh giới quốc gia. Hiện nay vườn Nhật được áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ những nước ở khu vực châu Á mà chúng to có thể bắt gặp vườn Nhật hiện đại ở bất cứ đâu trên thế giới.

Vườn Nhật hiện đại
Vườn Nhật hiện đại

Ở Việt Nam hiện nay chúng ta cũng cũng rất dẽ dàng bắt gặp những khu vườn Nhật. Các khu vườn Nhật như KĐT Vinhomes Ocean, hay Vinhomes smart City. Ngoài ra thì vườn Nhật hiện đại cũng thường được sử dụng cho các căn biệt thự để thỏa mãi sự yêu thích vườn Nhật cũng như hồ cá Koi.

Vườn Nhật hiện đại
Vườn Nhật hiện đại

Vườn Nhật đang là xu hướng của xã hội hiện đại. Vườn Nhật không chỉ mang để cho con người không gian trong lành tĩnh lặng mà nó còn mang đến cho con người thưởng thức tính thẩm mỹ của nó, nó như một bức tranh hoàn hảo cho yếu tố sắp đặt. Không gian vườn Nhật luôn mang lại vẻ tĩnh lặng an nhiên nó rất phù hợp cho xã hội ngày nay, con người cần được thư giãn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.

– Khách hàng có thể tìm hiểu thêm: 

Khách hàng có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công sân vườn phong cách vườn Nhật liên hệ: 0918 838289

Mon Landsacape – Mang lại màu xanh cuộc sống!