Ngoài việc chăm sóc cá koi, thay nước định kì trong hồ nuôi, bổ sung các công cụ dụng cụ, thiết bị cần thiết cho hồ cá koi thì bạn hãy lưu ý tạo vi sinh cho hồ cá koi nhà mình. Bởi đây cũng là một việc làm cần thiết, đúng kĩ thuật và có lợi cho động thực vật trong hồ cá.
1. Tạo ra vi sinh cho hồ cá mang lại những lợi ích gì?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng phải giữ cho nước trong thì mới là tốt cho động, thực vật sống trong hồ, tuy nhiên khi đó sẽ làm mất đi những vi sinh vật có lợi. Cùng với đó, những hồ cá nếu bị thiết đi vi sinh sẽ biểu hiện ra bên ngoài với nước đục trắng, những chất thải, thức ăn thừa làm nước nhanh chóng bị bệnh, cá bị nhiễm bệnh.
Các chất độc như amonia hay nitrit sẽ chứa trong các chất thải từ đó làm cho các loại cây bị thủy sinh bị úa lá, làm cá có thể bị chết. Bởi các biểu hiện gây hại như vậy nên chúng ta cần có các biện pháp hiệu quả, trong đó có việc tạo vi sin cho hồ cá.
Khi tạo ra các vi sinh vật này sẽ tạo ra điều kiện thích hợp cho sự sống của cá, đồng thời sẽ xử lý các chất thải có hại, dọn dẹp các cặn bã hữu cơ, xử lý nguồn nước trong bể.
2. Phương pháp tạo ra vi sinh trong hồ cá
Để tạo ra vi sinh, việc đầu tiên bạn hãy làm ngay lập tức là bổ sung thêm NH3 cho nguồn nước trong hồ, NH3 được biết đến là một chất cần thiết để vi sinh vật có thể phát triển.
NH3 được tạo ra bằng một số cách như sau:
+ Bạn hãy thả vài loại loại cá có nhiều chất thải vào trong hồ, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại cá bị bệnh hoặc dễ bị chết vào trong bể vài hôm
+ Bạn hãy tận dụng các lá cây đã bị mục rữa vào hồ để khi chúng phân hủy tự nhiên sẽ tạo ra được vi sinh vật
+ Hãy cho thịt hay một vài thức ăn có nguồn gốc từ động vật vào trong hồ
Sau khi bạn làm những cách trên mà thấy nước bị đục đi thì bạn đừng lo lắng nhé vì mục tiêu của việc làm này là làm cho nguồn nước bị dơ từ đó kết hợp thêm tính oxy hóa tự nhiên sẽ kích thích các vi sinh phá triển. Ngoài ra bạn có thể thêm nước đen để làm cho hệ vi sinh trong đó phát triển nhanh hơn.
Sau khi NH3 đã được cho thêm vào hồ cá rồi thì bạn hãy bổ sung cả men vi sinh rồi đo nồng độ NO3, NO2. Mục đihcs của việc làm này là kiểm tra quá trình xử lý nước đã được thực hiện đến đâu và việc làm này cần diễn ra cho đến khi chỉ tiêu nay đã trở về mức 0, đến đây quá trình mới kết thúc.
Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp thêm một số các chế phẩm sinh học ở dạng bột hoặc dạng dịch để tăng men vi sinh cho hồ cá. Nó sẽ giúp cho hồ cá cảnh nhà bạn hình thành lên một lớp màng vi sinh hỗ trợ cho môi trường sống của cá.
3. Những lưu ý trong quá trình tạo ra vi sinh
Quá trình chuyển hóa từ nitrit thành nitrat là một việc quan trọng nhất vì đây là sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ làm ngộ độc cá làm cá chết. Sự có mặt của oxy trong môi trường nước này sẽ gây ra sự ức chế quá trình khử nitrat.
Việc lựa chọn được các vật liệu lọc nước phù hợp sẽ đảm bảo việc hoàn thành chu trình chuyển hóa nitơ. Theo các chuyên gia có hai loại vật liệu được khuyến khích sử dụng đó là: Eheim Substrat Pro và Seachem Matrix. Hai loại vật liệu này có được một bề mặt lớn giúp cho vi sinh hiếu khi cùng với đó là các lỗ rỗng nhỏ mà các dòng nước không thể nào xuyên qua chúng để ảnh hưởng đến nơi trú ngụ của các vi sinh vật kị khí này được.
Có thể nói việc tạo ra vi sinh cho hồ cá nhà bạn là một việc cần thiết lại không tốn nhiều công sức. Trên đây là toàn bộ những thông tin về phương pháp tạo ra vi sinh cho hồ cá nhà bạn được Tạp chí Mon tổng hợp lại. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên đây sẽ mang lại cho bạn những kiến thức nhất định và hiểu biết thêm về chúng.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Nguyên nhân và cách khắc phục cá koi bỏ ăn
Khách hàng có nhu cầu: thiết kế cảnh quan sân vườn vui lòng liên hệ: 0918 838 289
Mon Landscape – Mang lại màu xanh cuộc sống!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thiết kế lối đi cho sân vườn
Thiết kế sân vườn khu Green Villas khu đô thị Vinhomes Smart City
Tìm hiểu và biện pháp thi công vườn Nhiệt Đới
Giải pháp thi công tường cây xanh
Thiết kế sân vườn phong cách vườn Nhật Bản
Một số lưu ý khi thi công vườn Nhật