Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Hoa hồng là một loài hoa đẹp và được nhiều người yêu thích, vậy nên cũng rất nhiều người đưa các giống hồng khác nhau về trồng trong sân vườn nhà mình. Tuy nhiên, việc trồng hoa và chăm sóc hoa cũng không hề dễ dàng nếu không nắm được kĩ thuật cũng như các phương pháp chăm sóc. Bài viết này, Tạp chí Mon sẽ giúp bạn tìm hiểu về kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng. 

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

1. Đặc điểm chung

Hoa hồng được biết đến là một loại cây bụi thân gỗ, lá là lá kép, thông thường sẽ có 3 – 7 lá phụ nhẵn, mép lá là các khía răng cưa.

Khoảng nhiệt độ giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất là khoảng từ 18 – 25 độ C

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Cái người ta yêu thích nhất ở hoa hồng có lẽ là vẻ đẹp của những bông hoa. Hoa hồng thường sẽ mọc đơn độc, có những giống hồng sẽ có hoa mọc thành chùm với màu sắc sặc sỡ và có hương thơm.

2. Kỹ thuật trồng hoa 

2.1. Lựa chọn cây giống

Bạn hãy lựa chọn những cây giống có thân mập mạp, khỏe khoắn, thân cây không có những mấu lồi, tán lá cân bằng và đặc biệt là không có các dấu hiệu của sâu bệnh. Cùng với đó, quan sát phần rễ phải thấy bộ rễ phát triển đều khắp chậu, hạn chế chọn những cây có rễ bị xoắn bởi đó là những cây bọ thiếu hụt chất dinh dưỡng do ở trong chậu quá lâu.

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

2.2. Yêu cầu đối với đất trồng

Bạn nên trồng hoa hồng ở góc vườn thông thoáng, làm đất tơi xốp trước khi trồng, xử lý đất sao chúng phải màu mỡ, giữ ẩm tốt nhưng cũng có khả năng thoát nước.

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Nếu đất vườn nhà bạn không thể đáp ứng được những yêu cầu như vậy thì bạn có thể mua đất trồng bán sẵn trên thị trường. Ngoài ra bạn có thể tiến hành cải tạo đất bằng nhiều biện pháp bổ sung các chất hữu cơ, vỏ trấu, than bùn cho đất. Cùng với đó, trước khi trồng cây bạn hãy xử lý các mầm bệnh có sẵn trong đất bằng cách bón lót vôi.

2.3. Kỹ thuật trồng

Nếu trồng cây trong chậu bạn hãy chọn các chậu cây có chiều sâu ít nhất 45cm cho các cây hoa hồng bụi và chậu sâu tối thiểu 23cm cho cây hoa là dạng cây thấp. Nếu trồng cây trong vườn thông thường hãy lấy xẻng đào một hốc đất sao cho kín hết bầu đất hoa hồng mua về. Sau khí đặt cây vào trong đất thì vùi kín gốc lại, nhẹ nhàng ấn phần đất xung quanh gốc để giữ cây sau đó tưới nước.

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

3. Kỹ thuật chăm sóc hoa 

Để cây có thể sống và phát triển tốt bạn cần thường xuyên chăm sóc đúng kĩ thuật, bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, nhổ cỏ dại, tưới đủ nước.

3.1. Tưới nước

Đây là một trong những việc cơ bản nhất khi chăm sóc cây, việc tưới tiêu này cần được diễn ra hằng ngày vào 1 hoặc 2 khoảng thời gian nhất định đó là buổi sáng hoặc chiều tối. Lưu ý, nguồn nước tưới không được nhiễm phèn hay quá nhiều mặn.

3.2. Bón phân

Theo các đặc điểm của hoa hồng cho thấy chúng là một loài cây ưa thích chất dinh dưỡng đến từ phân NPK, DAP và những loại phân có hàm lượng lân cao khác nữa.

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Có 2 cách để bón phân cho hoa hồng:

+ Một là, bạn hãy rải phân quanh gốc hồng, lưu ý rải cách xa gỗ hồng một khoảng 10cm, một gốc khoảng 1 muỗng cà phê. Cứ qua 2 tháng bạn hãy tiến hành bón phân cho cây như vậy 1 lần.

+ Hai là, bạn hãy dùng 1 lượng phân NPK hoặc một loại khác rồi ngâm chúng với 10 lít nước, sau đó hãy dùng nước được pha này tưới cho cây. Lưu ý, 10 lít nước ấy bạn hãy tưới thành nhiều lần và trong nhiều ngày và làm như vậy trong vài tuần liên tiếp.

3.3. Tỉa cây định kì 

Ngoài việc để hoa hồng sinh trưởng và phát triển rồi nở hoa thì việc tỉa cây cũng là một công việc cần thiết để cây đẹp mắt hơn. Muốn cây có lá đẹp bạn hãy cắt bỏ đi những cành lá mọc nhiều và rườm rà, loại bỏ những cành yếu ớt và những lá vàng. Nhất là bạn hãy tỉa đi những cành bị khô héo, bị sâu bệnh, có dấu hiệu sâu bệnh. Trong quá trình cắt bạn hãy sử dụng dao hoặc kéo sắc để phòng trường hợp các vết cắt sẽ bị dập và không đâm được chồi non từ đó.

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Vì cây cối ưa sáng thường có khuynh hướng mọc nghiêng về hướng ánh sáng nhiều nên khi trồng hoa hồng trong chậu cứ sau một vài tháng bạn hãy xoay chậu 180 độ 1 lần để các cành không đón được nhiều ánh sáng sẽ không bị kìm hãm. Việc làm này giúp cho hoa hồng nhà bạn mọc đẹp hơn, những cành cây thường ở trong góc tối hơn cũng được hưởng nguồn ánh sáng đồng đều.

Khi cây đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ lại nhận được sự chăm sóc của người trông hoa thường sẽ có cành lá sum xuê, khi mùa hoa đến nó thường ra rất nhiều nụ hoa, tuy nhiên không phải tất cả hoa đều sẽ nở. Nhất là những cây hoa hồng còn non khi mới ra hoa đợt đầu, bạn hãy cắt bỏ đi các nụ hoa để g làm ức chế quá trình phát triển thêm những chồi mới.

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Nếu bạn muốn tất cả những cây hoa hồng bạn trồng cùng nở một lượt để sân vườn được đẹp nhất thì bạn hãy ngắt bỏ hết đọt ở những cành cây đã phát triển đi. Sau một thời gian từ khi ngắt bỏ đó bạn sẽ thấy những tược non mọc ra và trổ hoa cùng một lúc. Thông thường khoảng thời gian này sẽ khoảng 1 tháng và có thể lâu hơn.

3.4. Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá tình chăm sóc cây hằng ngày bạn cũng nên quan sát xem trên cành, lá có các dấu hiệu của sâu bệnh, côn trùng phá hoại hay không. Nếu có phát hiện thấy dấu hiệu hãy thực hiện ngay những các biện pháp trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc. Để phòng trừ sâu bệnh tấn công bạn hãy thu dọn rác, những lá rụng và những biện pháp sinh học khác.

Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng
Kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Thiết kế sân vườn phong cách Patio

Khách hàng có nhu cầu: thiết kế cảnh quan sân vườn vui lòng liên hệ: 0918 838 289

                                                                                                         Mon Landscape – Mang lại màu xanh cuộc sống!