Kĩ thuật chăm sóc cá koi (phần 1)

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cá koi?

Hồ cá koi được rất nhiều người yêu thích do tính thẩm mỹ cao, ý nghĩa phong thủy và những ý nghĩa may mắn của chúng. Chúng tôi đã từng thông tin đến bạn những kiểu hồ cá koi đẹp, hiện đại và ưa chuộng hiện nay. Sau đây, tạp chí Mon sẽ giới thiệu đến bạn kĩ thuật chăm sóc cá koi để tránh cho chúng không bị các bệnh cản trở quá trình phát triển của chúng cùng với đó cung cấp các thông tin về cách chăm sóc để bạn có đàn cá koi đẹp mắt nhất.

Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi

1. Kĩ thuật nuôi cá koi khỏe mạnh

1.1. Cách chọn giống

Bước chọn giống quyết định đến 50% tỉ lệ sống sót và khả năng phát triển của chúng sau này. Bạn nên chọn mua cá ở trại giống uy tín, có xuất xứ rõ ràng, có bảo hành.

Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi

Giống cá koi Nhật nên có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về hình dáng

+ Cơ thể cá cân đối, lớp da mịn màng, có thân hình thuôn dài

+ Phần đầu cá hơi gật gù, miệng hơi dày, râu cá dài và cứng

+ Vây lưng, vây ngực, vây đuôi có sự hài hòa, dày, đục, ánh sáng không thể xuyên qua nhiều được

+ Cá có màu sắc sáng, hoa văn trên mình cá rõ ràng, phân cách giữa các màu sắc rõ nét

+ Dáng bơi thẳng, có khả năng bơi khỏe, mắt nhanh nhẹn và có khả năng phản ứng nhanh

Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi

Thứ hai, không nên chọn mua những giống có các đặc điểm như sau

+ Những con cá có kích thước quá lớn, kích thước phù hợp có chiều dài từ 10 – 20 cm. Nhất là những người mới chơi cá koi thì nên chọn những con cá nhỏ để lấy kinh nghiệm

+ Những con cá có dị tật, trày xước bên ngoài

+ Màu sắc trên thân cá mờ nhạt, màu bị xỉn, vây cụp

+ Cá bơi chậm chạp

+ Có các mầm bệnh: bệnh đốm đỏ, lở loét,…

Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi

1.2. Điều kiện hồ nuôi

Một hồ cá koi đạt chuẩn cần có đủ các yếu tố sau đây:

+ Kích thước hồ: Cần phù hợp với số lượng của số lượng cá sẽ nuôi hoặc rộng hơn. Không nên sử dụng hồ quá nhỏ sẽ làm cá thiếu oxy hô hấp

+ Mật độ cá: Theo lý thuyết thì mật độ lí tưởng là 1 con/m3, còn những loài cá koi mini có thể được nuôi với mật độ dày hơn.

+ Mực nước trong hồ nuôi: Với cá loài cá koi nhỏ thì mực nước tối thiểu là 0.6m, với cá koi cỡ lớn là 0.8 – 1.2 m và không để hồ sâu trên 1.5 m.

+ Chất lượng nước: Đảm bảo nước ở mức độ phù hợp với quá tình phát triển của cá, không có các rong rêu, mầm bệnh cản trở sinh trưởng ở cá.

+ Hàm lượng Oxy: tối tiểu 2,5mg/l

Để đảm bảo chất lượng nước bạn nên thường xuyên kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng nhất là các bể cá ngoài trời.

Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi

1.3. Xử lí hồ cá koi mới và thay nước hồ cá koi

Thứ nhất, đối với những hồ cá koi mới xây

Ngya sau khi hoàn thành thi công hồ cá koi bạn nên ngâm nước trong hồ từ 2 cho đến 3 tuần trước khi thả cá xuống. Cùng với đó, bạn hãy xả và thay nước một vài lần để loại bỏ các chất độc hại, các tạp chất và các mầm bệnh, mùi mới.

Thứ hai, thay nước cho hồ nuôi cá koi

Việc này được diễn ra theo từng bước, bạn nên tháo nước dần dần đi chứ không nên tháo hết nước chỉ trong một đợt. Theo nguyên tắc bạn hãy thay nước theo các bước như sau: cứ 2 ngày bạn sẽ tháo đi lượng nước bằng 1/3 thể tích nước ban đầu cho đến khi nước đạt các chỉ số thiết yếu, đạt tiêu chuẩn thì thôi. Nước thay phải được khử bằng clo, được lọc bằng than hoạt tính hoặc là ngâm từ 2 cho đến 3 ngày trước khi đưa vào hồ dùng nuôi cá.

Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi

1.4. Thức ăn nuôi cá koi

Cá koi có thể ăn tạp, tuy nhiên chúng vẫn khá sàng ăn, thức ăn dùng cho chúng phải sạch sẽ, chú ý sử dụng những loại thức ăn chứa hàm lượng vitamin C trong đó để chúng có đề kháng tốt hơn. Trong những giai đoạm phát triển của mình mà chúng có thể ăn những loại thức ăn khác nhau.

Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi
Kĩ thuật chăm sóc cá koi

+ Giai đoạn từ khi nở cho đến 3 ngày tuổi: Cá koi tự nuôi dưỡng cho cơ thể mình bằng việc ăn noãn hoàn, còn sau đó khi noãn hoàn đã hết chúng sẽ ăn những sinh vật phù di, lòng đỏ trứng chín và bo bo.

+ Giai đoạn sau 15 ngày tuổi: Cá koi sẽ chuyển qua ăn các động thực vật ở tầng đáy hồ như là giun, loăng quăng và một số loài tảo. Bạn nên chú ý tạo môi trường vi sinh vật tầng đáy để cá koi có đủ thức ăn trong quá trình phát triển thiết yếu này.

+ Giai đoạn sau một tháng tuổi: Đây là giai đoạn cá bắt đầu có thể ăn các loại động vật nhỏ giống như các con cá koi trưởng thành khác. Giun, ấu trùng,…sẽ trở thành thức ăn của chúng. Cùng với đó, chúng còn ăn các loại thức ăn chế biến sẵn.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Cây xanh trồng quanh hồ cá koi

Khách hàng có nhu cầu: thiết kế cảnh quan sân vườn vui lòng liên hệ: 0918 838 289

                                                                                     Mon Landscape – Mang lại màu xanh cuộc sống!