Hướng dẫn cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật

Để có một cây cảnh đẹp và mang giá trị nghệ thuật cao, chúng ta phải thường xuyên chăm sóc và cắt tỉa. Hình dáng, thế cây là do chính chúng ta uốn nắn tạo ra. Chính vì vậy chúng ta phải có một kế hoạch lâu dài để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật từ chính cái cây mà chúng ta cắt tỉa.

Hướng dẫn cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật
Hướng dẫn cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật
  1. Những căn cứ cơ sở để chúng ta uốn nắn, cắt tỉa cây cảnh.

1.1. Cách tính hướng cho cây cảnh.

– Trọng lực: Cây mọc trên các vách đá, thân cành cây mọc buông xuống nhưng những ngọn cây luôn có xu hướng là mọc hướng lên trên. Còn đối với cây mọc nghiêng thì hầu hết hệ rễ của chúng phát triển mạnh ở hướng đối diện lại. Đây là điểm lưu ý để chúng ta bố trí thân cành, rễ cho phù hợp kiểu dáng cây.

– Hướng quang: Cây luôn có xu hướng vươn và ngả về nơi có nhiều ánh sáng chiếu. Từ đặc điểm này khi chúng ta tạo cảnh rừng cây, tiểu cảnh cây hay trồng cây ở các non bộ thì cành của cây bên ngoài luôn nghiêng ra như thân cây.

– Hướng dinh dưỡng: Thân, cành cây và rễ cây luôn hướng về nơi có nhiều nước và nhiều chất dinh dưỡng. Chúng tác có thể lợi dụng đặc tính này để tạo ra bộ rễ chùm hay nhử rễ ký sinh ở một số loại cây như: cây đa, cây sanh, cây si…

– Hướng gió: Tác động của gió cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến hình dáng của cây. Nên chúng ta có thể tận dụng đặc tính này tạo hình dáng cho cây. Thân của cây thường bị mọc nghiêng theo hướng gió. Rễ cây thường mọc trội hơn và hướng về phía gió để kháng cự lại lực nghiêng của thân cây. Đây là gợi ý để bạn có thể có vận dụng kiểu dáng Gió Đùa.

1.2. Ưu thế ngọn cây sao cho hiệu quả.

Ưu thế ngọn là một kỹ thuật trong cắt tỉa tạo dáng bonsai cho cây cảnh. Khi chồi ngọn phát triển sẽ hạn chế chồi nách phát triển, vận dụng ưu thế này để chúng ta tạo dáng cho cây. Chúng ta ngắt chồi ngọn để tạo bông tán cho cây cảnh hoặc ngắt đỉnh chồi ngọn để tạo cho thân cây lùn và to ra.

1.3. Nhịp tăng trưởng của cây.

Nhịp tăng trưởng của cây thể hiện cây lớn lên về kích thước thân và tăng về chiều cao và cây ra hoa kết trái. Vận dụng đặc điểm này để chúng ta chọn thời điểm uốn nắn cây cho phù hợp. Uốn nắn cây làm sao cho đúng thời điểm để không làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây, cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt.

2. Cắt tỉa tạo hình dáng cho cây.

Để có một cây có dáng thế đẹp, ngay từ đầu bạn cần có kế hoạch dài lâu để thực hiện công việc uốn tỉa tạo hình cho cây. Trước tiên chúng ta cần quan sát tổng thể cây cảnh một cách kỹ càng về: Loại cây gì, hướng cây mà dáng của nó có vẻ đẹp nhất (mặt tiền), cấu trúc phân cành ra làm sao, hình dạng kích thước lá như thế nào… Sau đó bạn cần cân nhắc và xây dựng nên dáng thế cuối cùng mà bạn cần đạt được. Và từ đó bạn tiến hành thực hiện uốn nắn cắt tỉa theo những gì đã định.

Mỗi một cây chúng đều có hình dáng tự nhiên nào đó song chưa rõ nét, việc cắt tỉa là chúng ta tạo hình dáng cho cây dáng thế, cắt tỉa chính là làm giảm sự phát triển của bộ rễ, hay sự phát triển của cành lá.

2.1 Những nguyên tắc chung trong cắt tỉa tạo dáng cây cảnh.

– Trước tiên chúng ta phải quan sát tổng thể cây và chọn mặt tiền cho cây.

– Bước tiếp theo chúng ta hình dung cấu trúc của cành theo hình dáng thân, bắt đầu tiến hành cắt ngắn các cành và tỉa bớt tán lá làm cho thân lộ ra.

– Sau đó bạn cần xác định nhánh nào cần phải bỏ, chất lượng và tính nghệ thuật của cây Bonsai phụ thuộc vào việc này, dĩ nhiên là thế dáng đã gợi ý cho ta từ khi chúng ta quan sát cây nguyên liệu. Nếu như chúng ta sai lầm hay nhầm lẫn trong bước này sẽ làm cây cảnh mất giá, biến cây có thế đẹp thành những cây tầm thường.

Công việc cắt tỉa bạn phải tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Nhánh to thường nằm ở bên dưới, các nhánh nhỏ dần lên trên đến ngọn, các nhánh để phải phân bố theo hình xoắn ốc chạy quanh thân và tạo tán lá thành khối chóp.

+ Cắt bỏ đi những nhánh xấu hay nhánh ở vị trí không đẹp hoặc nhánh vô ích.

+ Hai nhánh mọc nằm đối nhau phải cắt đi một nhánh, để cho các nhánh mọc xen nhau.

+ Bỏ các nhánh vô ích mọc chằng chịt làm cây rườm rà, nặng nề.

+ Cắt ngắn những cành nhánh quá lớn hoặc quá dài.

+ Cắt bỏ đi những chồi mọc đứng từ cành ra để tạo dáng già nua cho cây cảnh. Vì cây già thường có cành cây mọc oằn xuống.

+ Chúng ta không nên chọn các chồi mảnh mai để làm đầu của các cành lớn, nó sẽ làm mất vẻ tự nhiên.

+ Chúng ta nên cắt bỏ các nhánh đã chết hay bị héo đã héo trừ trường hợp nếu như giữ nhánh đó lại sẽ tăng thêm vẻ đẹp, vẻ già nua của cây thì ta mới nên để.

+ Vết cắt làm sao phải ngọt, chéo và lõm vào thân cây để mặt cắt mau lành sẹo và tạo thành sẹo trên thân.

2.2. Kỹ thuật cắt thân, ngọn cho cây cảnh.

Việc cắt tỉa cành và ngọn là việc làm hết sức quan trọng trong kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh. Khi cắt tỉa cây cảnh chúng ta phải bắt đầu từ phần thân chính của cây, vì nó quyết định đến Dáng – Thế của cây, trước khi chúng ta cắt cần quan sát tỉ mỉ từ nhiều góc độ và hướng khác nhau.

Chính vì vậy, chúng ta phải căn cứ vào hình dáng tổng thể bên ngoài của thân cây cảnh và sự kết hợp với ý đồ sáng tạo của chúng ta, chúng ta lựa chọn mặt ngắm đẹp nhất để tiến hành cắt. Ngoài ra chúng ta phải xem xét tới quan hệ tương hỗ giữa thân chính và các thân phụ hay chạc của cây, để quyết định thế phát triển của cây theo hướng nào. Trình tự cắt tỉa như sau: Phải bắt đầu từ thân chính sau đó tới cành chính và rồi từ cành chính đến cành nhỏ.

Định hình cây sẽ phải cắt tỉa theo hướng nào
Định hình cây sẽ phải cắt tỉa theo hướng nào

Từ cây phôi chúng ta cắt tỉa thành cây dáng hoành và Cắt chuyển cây phôi thành cây dáng xiên tùy thuộc vào hình dạng ban đầu của cây.

Từ một cây nguyên liệu ban đầu và tùy thuộc vào cách nhìn nhận con mắt thẩm mỹ của chúng ta mà chúng ta có thể tạo thành cây cảnh có các kiểu dáng thế khác nhau.

2.3. Kỹ thuật cắt tỉa cành cây cảnh.

Cành nó chính là khung giá đỡ cơ bản của một cây cảnh, nó là nhân tố làm phong phú cho sự biến hóa tạo hình chỉnh thể cây. Vì vậy sự phối hợp giữa thân cây với các chạc mẹ bắt buộc phải phù hợp ăn nhập với chỉnh thể của toàn cây để đạt được sự thống nhất hài hòa cho cây.

Cành tán đầu tiên gần gốc thông thường ở vào vị trí 1/3 của thân chính, khoảng cách giữa các cành tán tiếp theo dày hơn khoảng cách cành tán đầu tiên để đạt yêu cầu lùn hóa cây.

Kỹ thuật cắt tỉa cành cây cảnh
Kỹ thuật cắt tỉa cành cây cảnh

Đối với những cành cây mà không phù hợp với cách để tạo hình tổng thể như là cành mọc đan nhau, mọc vòng, mọc gối, đối xứng và song song đều phải kịp thời cắt bỏ.

Cắt tỉa những cành cây cảnh không phù hợp
Cắt tỉa những cành cây cảnh không phù hợp

Đối với một số dáng và thế cây cụ thể như: “kiểu gió lùa”; cành rũ; những cành đối xứng ta nên tận dụng và không cắt bỏ chúng.

Cắt giữ dáng sẵn có của cây
Cắt giữ dáng sẵn có của cây

3. Cất giữa dáng – tu bổ cây cảnh.

Như các bạn đã biết, mục đích của việ giữ dáng là tu bổ và hoàn thiện hơn dáng thế đã định của cây và đồng thời tạo điều kiến cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cũng là góp phần làm lùn cây đi.

3.1 Tỉa thưa cho cây cảnh.

Cắt tỉa thưa cho cây cảnh là một việc làm hết sức cần thiết và nó kéo dài trong suốt quá trình cây sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển thì thân cây mọc ra rất nhiều không hợp với ý đồ tạo dáng thế cho cây. Nó vừa làm vỡ hình dáng tổng thể của cây vừa tiêu hao dinh dưỡng và ảnh hưởng tới chiếu sáng hay thông gió của cây. Tia thưa chính là biện pháp thường xuyên để giải quyết vấn đề này.

Tỉa thưa chính là cắt bỏ kịp thời những cành thừa và công việc này diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Tỉa thưa giữ dáng thế cây
Tỉa thưa giữ dáng thế cây

3.2. Tỉa ngọn cây cảnh.

Chính là chúng ta cắt tỉa đi chạc cây, tiến hành tỉa bớt một phần của chạc cây cảnh và giữ phần còn lại của cây theo nhu cầu tạo hình, việc cắt tỉa này giúp lùn hóa dáng cây cảnh, đồng thời khiến những cành đan xen, nhấp nhô hay khúc khủy tăng tính nghệ thuận và sức truyền cảm cho cây cảnh.

Việc cắt tỉa chúng ta tiến hành khi ngọn cây sinh trưởng tới mức độ cứng cáp dự định cắt ngắn chúng lại (thông thường giữ lại 2 – 5 cm chạc cây), đồng thời chúng ta phải giữ lại ít nhất hai chỗ đâm chồi.

Sau khi cắt tỉa xong, sau một thời gian nhất định, ngọn và cành mới bắt đầu phát triển, đợi khi những cành mới này phát triển đến mức độc cứng cáp nhất định chúng ta lại phải tiến hành cắt tỉa như trên, thông qua phân tầng cắt tỉa một cành, hai cành, ba cành…, cành nhánh cây sẽ hình thành từ khô cứng biến thành uốn lượn, tinh tế đạt được hiệu quả nghệ thuật.

Lưu ý: Việc cắt tỉa cây cảnh nó rất tỉ mỉ nên cần sự kiên trì và nghị lực, vì mỗi cành sau khi cắt tỉa, đợi nó phát triển đến cứng cáp tới mức độ yêu cầu thì cần phải một thời gian nhất định, đợi tới khi hoàn thiện việc cắt tỉa này có khi lại là chuyện của vài năm hoặc mười mấy năm sau. Việc tỉa cành hay nhánh tiến hành trước khi cây đâm chồi để tránh tổn thất cành thất cành, yếu thân cây. Những cành to sau khi bạn cắt cần kịp thời dùng nhựa hoặc mủ để bịt vết cắt, giảm lượng nước bay hơi và vi khuẩn xâm nhập vào thân cây.

Hướng dẫn cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật
Hướng dẫn cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật

Bên trên là toàn bộ kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh mà tạp chí Monlandscape gửi tới quý bạn đọc và khách hàng. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn trong việc chăm sóc và cắt tỉa cho cây cảnh tại nhà. Mọi đóng góp hay thắc mắc về vấn đến gì xin vui lòng gọi theo số hotline 091 883 8289 để nhân viên tư vấn của chúng tôi giải đáp kịp thời.

Monlandscape – Mang lại màu xanh cuộc sống!